TIN TỨC

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Cao thủ thiếu nửa ngón khiến Lý Liên Kiệt phải "nể"

Làng võ thuật Trung Quốc có rất nhiều tài năng. Nhưng không phải ai cũng đủ sức khiến một cao thủ như Lý Liên Kiệt phải thốt ra lời khen tặng.

Tuổi thơ ghét học võ
Ngô Kinh sinh ngày 3/4/1974 tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong một gia đình nhà võ danh gia vọng tộc có cả bố và mẹ là võ sư.
Trong một lần phát biểu với báo chí, anh đã nói rằng: “Tổ tiên nhà tôi là mãn tộc Đa Nhĩ Cổn, từng đã bao lần làm Võ Trạng Nguyên.
Ông nội tôi học chính là Thái cực quyền Ngô thị. Còn ba tôi là sự kết hợp giữa Đường Lang Quyền và Cửu Tiết Tiên. Nhưng ông lại bận lo việc ngoài đời, công việc trong ngành hàng không. Ông không thể dạy tôi, mà nhà tôi lại nhất định phải có người học võ”.
Chính vì lí do đó mà lên 6 tuổi Ngô Kinh đã bắt đầu những bài học Wushu đầu tiên tại Viện võ thuật Bắc Kinh.
Ngô Kinh đã phải học võ từ khi mới 6 tuổi
Ngô Kinh đã phải học võ từ khi mới 6 tuổi
Khi đi học, vì nghịch ngợm lại có chút ít bản lĩnh võ công, Ngô Kinh đã rất nhiều lần bỏ học đi chơi tụ tập bạn bè. Anh chàng thường xuyên tự dội nước vào người rồi còn đi về với dáng vẻ thất thểu y như một người tập luyện cả ngày mệt mỏi rũ rượi mồ hôi.
Chỉ sau 20 ngày bố Ngô Kinh đã phát hiện và bắt anh đứng tấn 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết, ông bố cao cường võ công này còn tung 1 cú đá khiến anh chàng “dán chặt như bức tranh vào tường”.
Lại có một lần, anh chàng cố chấp vẫn chưa muốn học võ, bố anh biết rõ, thầm khéo léo thử lực, thoáng chút đã quật ngã anh văng bảy tám thước. Không đỡ con trai dậy, ông nghiêm khắc nhìn anh từ trên tường ngã xuống.
Từ đó, Ngô Kinh hiểu rằng mình cần tập luyện chăm chỉ hơn để không phụ sự trông đợi của cả gia đình.
Quá trình tập luyện "điên cuồng"
Sáu tuổi bước vào Viện võ thuật Bắc Kinh, rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt nên Ngô Kinh sớm thể hiện mình là người mạnh mẽ và rắn rỏi.
Năm 10 tuổi, anh mắc phải một chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cột sống dẫn đến tê liệt cả hai chân. Tuy nhiên, với nghị lực phi thường của mình cùng các môn võ công đặc biệt, Ngô Kinh đã chiến thắng bệnh tật.
Trong cùng năm đó anh giành 1 giải thưởng Wushu cao quý tại giải vô địch võ thuật Bắc Kinh.
13 tuổi, Ngô Kinh được đưa đến học Wushu ở trường TDTT Shichahai và gặp HLV trưởng của trường là Ngô Bân. Đây là người đã dạy dỗ Chung Tử Đơn, Triệu Văn Trác và cả Lý Liên Kiệt.
Khi mới đến Shichahai, Ngô Bân rất ngại và không muốn nhận Ngô Kinh bởi ngón cái tay trái của anh thiếu mất nửa mẩu. Với người học võ lực ở ngón cái là điểm mấu chốt, các cao thủ hơn thua nhau thực chất là ở nửa ngón này.
Đó là vũ khí mạnh nhất và cần thiết của mỗi người học võ.
Trong thời khắc quyết định, đệ tử ruột của Ngô Bân là Lý Kim Hằng đã nói đỡ và Ngô Kinh được nhận vào học.
Những pha hành động tuyệt đỉnh của Ngô Kinh:
Sau đó, để bù đắp lại những thiếu sót vốn có của bản thân, Ngô Kinh lao vào tập luyện với một cường độ rất cao.
Mỗi ngày anh đá chân 1000 cái, đá nghiêng 1000 cái, xoạc chân ngang 1000 lần, xoạc chân dọc (xoạc chân dọc, xoạc chân ngang là phần thân trọng tâm hướng về phía sau cùng với động tác chân đổ về phía trước) 1000 lần.
Tiếp đó, anh giơ cao chân 1000 lần, nhảy cóc 500 lần, xoay eo 500 lần để kết thúc màn khởi động trước khi bước vào luyện quyền, đấu đối kháng.
Ngô Kinh còn chăm chỉ thức khuya dậy sớm đứng tấn và rèn luyện sức bền. Nhờ thế mà võ công tiến triển rất nhanh.
Sau này, sư phụ Ngô Bân đã rất tâm đắc với anh và nhận định đây sẽ là người kế thừa hoàn hảo cho võ công cũng như bản lĩnh của Lý Liên Kiệt.
NGÔI SAO VÕ THUẬT TRUNG QUỐC
LÝ LIÊN KIỆT
"Người ta bảo Ngô Kinh là bản sao Châu Tinh Trì. Tôi thì thấy anh Tinh xấu trai hơn nhiều. Ngô Kinh là chính cậu ấy, không là ai khác cả".
Đạt tới đỉnh cao của Wushu
Học Wushu từ bé cộng thêm sự chuyên tâm rèn luyện, Ngô Kinh đã đạt tới ngưỡng đỉnh cao của môn võ này, khiến nhiều người phải kính phục. Phải nói rằng, anh là một trong những cao thủ Taolu của võ thuật Trung Hoa hiện đại.
Ngô Kinh chủ yếu dùng Wushu kết hợp cùng Thiếu Lâm quyền, chú trọng những đòn đánh tay đẹp mắt nhưng không kém phần phức tạp, hiệu quả.
Ngô Kinh là một trong số những cao thủ sảo lộ của Trung Quốc
Ngô Kinh là một trong số những cao thủ của làng võ thuật Trung Quốc
Trong khi ra đòn, anh thường xuyên sử dụng lực ở ngón tay trái để tăng thêm cảm giác mỗi khi tấn công. Đặc biệt, Ngô Kinh có đôi chân cực kì linh hoạt và có lực, thường xuyên tung ra những đòn đá móc, kẹp cổ khiến đối thủ bất ngờ mà chịu thua.
Mặc dù bị thầy Ngô Bân chê khi mới bắt đầu xin làm học trò, tuy nhiên do nhiều ngày tháng tập luyện không biết mệt mỏi Ngô Kinh đã rèn cho mình được một thân tuyệt kĩ và trình độ Wushu đến mức điêu luyện.
Những đòn đấm thẳng, đấm vòng và xúc của anh bao giờ cũng được tung ra nhanh và hiểm hóc trong khi thực chiến.
Vào các năm 1986, 1987, 1989, 1991, 1994, Ngô Kinh đoạt quán quân tại cuộc thi Wushu trên toàn quốc với nhiều nội dung thi như quyền, đao, thương.
Theo tờ Sina đánh giá, Ngô Kinh xếp thứ 6 về khả năng thực chiến trong danh sách top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc.
Top 10 ngôi sao võ thuật Trung Quốc lợi hại nhất khi thực chiến:
10. Thành Long
9. Phàn Thiếu Hoàng
8. Lưu Gia Huy
7. Lương Tiểu Long
6. Ngô Kinh
5. Lý Liên Kiệt
4. Chung Tử Đơn
3. Trần Huệ Mẫn
2. Lý Tiểu Long
1. Chu Tỉ Lợi
Bén duyên với điện ảnh
Năm 1995, đạo diễn võ thuật nổi tiếng Viên Hòa Bình đến viện Võ thuật Bắc Kinh để tuyển chọn diễn viên cho vai diễn mới.
Sự phụ Ngô Bân lúc đó không muốn giới thiệu ai bởi trước đó ông cũng mất đi học trò cưng Lý Liên Kiệt vào tay đạo diễn tài danh này.
Nhưng cuối cùng, ông cũng đã phải giới thiệu Ngô Kinh bởi anh có gương mặt ăn hình cùng những tố chất tốt không thua kém đàn anh.
Ngô Kinh trong một vai diễn
Ngô Kinh trong một vai diễn
Ban đầu, có một vấn đề khi Ngô Kinh tham gia đóng phim đó là khó có thể kiềm chế được lực ra đòn. Bởi bản năng của một võ sư khiến anh thường ra lực quá mạnh so với bạn diễn và khiến họ bị đau.
Ngô Kinh đã tham gia nhiều phim lớn như Thiếu Lâm Võ Vương, Nam Thiếu Lâm, Thái Cực Sư Tôn...Nhưng phải đến Sát Phá Lang (2005) người ta mới thấy được sự chuyển mình vượt bậc của võ sư – diễn viên này.
Clip Ngô Kinh giao chiến với Chung Tử Đơn trong Sát Phá Lang:
Trong phim, Ngô Kinh vào vai sát thủ máu lạnh, tàn độc, hung bạo đến đáng sợ. Bộ phim quy tụ dàn diễn viên võ thuật gạo cội như Chung Tử Đơn, Hồng Kim Bảo. Ngô Kinh và Chung Tử Đơn đã có những màn đấu võ vô cùng đẹp mắt.
Đạo diễn tiết lộ rằng trước khi diễn cảnh đối kháng, cả hai đã phải thảo luận những chiêu thức võ thuật để ăn khớp với nhau. Họ cũng biết chỉ là diễn xuất mà thống nhất những động tác nhẹ nhàng ít gây thương tổn nhất.
Nhưng trái lại, khi vào cuộc với bản tính của người học võ lạnh lùng trong thi đấu, cả Ngô Kinh và Chung Tử Đơn diễn mà như thật với hàng loạt pha võ thuật khiến đôi lúc trường quay phải thót tim, lạnh gáy.
Vai ác của Ngô Kinh trong Sát Phá Lang
Vai ác của Ngô Kinh trong Sát Phá Lang
Sau Sát Phá Lang, Ngô Kinh còn tham gia sản xuất các bộ phim như Sát Thủ Huyền Thoại (2008), Chiến Lang (2013). Ở mỗi tác phẩm, anh đều thể hiện được sự xuất sắc trong những pha biểu diễn hành động nguy hiểm.
Chắc chắn, với khả năng hiện tại, Ngô Kinh đã xứng đáng với danh hiệu người kế thừa Lý Liên Kiệt và Chung Tử Đơn trong nền võ học Trung Hoa hiện đại.
VÕ SĨ, DIỄN VIÊN TRUNG QUỐC
NGÔ KINH
“Người học võ đều có chung một tính cách đó là khi thi đấu nhất định phải dành chiến thắng. Tôi coi diễn xuất như một sự thử thách đối với mình. Vì vậy diễn cũng phải dành hết tâm trí để làm cho tốt, còn nếu không dứt khoát không làm”
cr

Lý Liên Kiệt có một thân võ công lợi hại

Không giống các ngôi sao võ thuật điện ảnh khác, Lý Liên Kiệt khá "cố chấp" nhưng chính điều đó tạo nên thành công, sự khác biệt của anh.


Học Wushu từ năm lên 8, Lý Liên Kiệt luôn biết cách biến hóa khôn lường với nó mỗi khi chiến đấu cùng bất kỳ ai.
Thành Long, Chung Tử Đơn hay bất cứ một siêu sao võ thuật nào đều có trong tay dăm ba môn võ để khi sử dụng kết hợp tạo nên ưu thế.

Song Lý Liên Kiệt lại chẳng theo con đường đó, người ta biết anh qua những chiêu thức của môn Wushu vừa quen lại vừa lạ.

Nhưng chả ai ngạc nhiên nhiều bởi Ngô Bân - sư phụ anh được mệnh danh là “Cha đẻ của Wushu hiện đại” mà Jet Li lại là học trò tâm đắc nhất trong sự nghiệp của ông.
Sử dụng một môn võ, bởi thế anh lại đạt đến độ thượng thừa trong cách vận dụng khiến nó trở thành một điểm mạnh, lợi hại vô cùng.

Jet Li theo đuổi Taolu thiên về quyền pháp, dẻo dai. Chính những quyền pháp đó được anh phát triển lên đến mức vi diệu với nền tảng của một nhà vô địch nhiều năm.

Lý Liên Kiệt và sư phụ Ngô Bân.
Taolu là trường phái mang tính biểu diễn trong Wushu, từ những nguyên tắc và triết lý nhất định, người luyện võ tự sáng tạo cho mình một đường lối riêng và tự mình áp dụng nó khi lên sàn.
Taolu gồm những kỹ thuật tay, chân, nhảy, quét, áp dụng sự linh hoạt của bàn chân, ném, giữ, quật mềm mại.

Dù là trường phái mang tính biểu diễn chú trọng kỹ thuật, song khi vào tay Lý Liên Kiệt, anh lại kết hợp Taolu cùng võ Thiếu Lâm, Thái cực quyền của Võ Đang, tạo nên tính sát thương cao mỗi khi thực chiến.

Lấy nhu khắc cương, lấy cái mạnh bổ sung cho cái yếu, dựa vào sức mạnh đối thủ để đánh bật lại đối thủ là cách thể hiện sự tinh quái của Jet Li.
Mỗi khi đối đầu với anh, người ta thường phải mất thời gian nghiên cứu phong cách chiến đấu nhưng không thể lường được cách anh ra đòn bởi sự biến hóa khó nắm bắt.

Lý Liên Kiệt có một thân võ công lợi hại.

“Võ thuật có rất nhiều thể loại, không ít trong số đó rất khó để học. Có những chiêu thức đòi hỏi tính kỹ thuật cao, luyện tập đến mức thương tật cũng chưa chắc có thể lĩnh ngộ. Điều này nhiều khi đã trở thành trở ngại trên hành trình truyền bá võ thuật cổ truyền”.

Có một câu chuyện kể lại rằng, một võ sĩ Tán thủ nước ngoài sang Trung Quốc thi đấu, khi nhìn Lý Liên Kiệt biểu diễn Taolu có nói, đại ý: “Bọn họ tập đánh toàn võ vớ vẩn”. Nhưng cũng VĐV đó khi lên sàn đấu Tán thủ với anh thì phải tung khăn trắng chỉ sau đúng 7 giây.

Chừng đó cũng đủ để biết sự lợi hại trong võ thuật Jet Li.

Luôn canh cánh ước mơ phát dương quảng đại nền võ học Trung Hoa nên mỗi chiêu thức đưa ra đều là đẹp nhất, lợi hại nhất để thu hút sự quan tâm từ những người yêu mến văn học Trung Quốc.
Chính sức mạnh tinh thần đó cũng là một điểm mạnh, thứ vũ khí tiềm tàng mỗi khi lên sàn đấu của ngôi sao võ thuật tài danh.
cr

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Đáp án của các nhà khoa học: Gà có trước trứng!

Việc phát hiện một loại chất protein đặc biệt chỉ có thể hình thành trong buồng trứng của những con gà mái trên vỏ trứng gà đã giúp các nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chưa tìm được lời đáp trong suốt hàng ngàn năm qua.

Câu hỏi hóc búa cuối cùng đã có lời giải. (Ảnh: Vegansoapbox.com.)

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.

Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.

Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.

"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.
Nguồn: Khoahoc
cr

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Tinh hoa "Thái Cực Thần Công" của Phái Võ Đang

Võ Đang phái là môn phái võ thuật Trung Hoa xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Sư tổ của môn phái này là Trương Quân Bảo, đạo hiệu Trương Tam Phong, người xưa có câu "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang" cho thấy vị thế lớn của Võ Đang phái.

Trương Tam Phong từ nhỏ theo học võ tại chùa Thiếu Lâm nhưng có một số bất đồng với đồng môn nên đã bị đuổi khỏi Thiếu Lâm. Về sau này nhờ trí lực và ngộ tính hơn người, ông đã sáng tạo ra bộ Thái Cực Thần Công và xây dựng nên Võ Đang.

Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh, mượn lực của đối phương để đánh trả và được chia thành Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

Về sau này kungfu Võ Đang còn được chia nhỏ ra thành Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương…

Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

Ở Võ Đang người mới tập với người tập luyện lâu năm đều giống nhau trong chiêu thức sử dụng Thái cực quyền, nhưng độ cao thấp được thể hiện trong quá trình luyện Sáo lộ (taolu). Nếu học Thái cực quyền chỉ để đánh nhau một cách đơn thuần thì không cần luyện Sáo lộ (một phương pháp “thả lỏng” cần thiết cho cả trước và sau luyện công) và Nội công bạo phát lực.

Rất ít người có thể lĩnh hội được hết những tinh hoa của Võ Đang phái và hãy cùng chiêm ngưỡng những tuyệt kỹ Võ Đang từ võ sư Chen Shixing.


Mượn khí của trời đất


Mềm mại nhưng vẫn đầy uy lực






Khinh công của Võ Đang cũng hết sức trác tuyệt
cr

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

VTV vạch trần công nghệ iPhone 1978 và 2013 Tại Việt Nam

VTV vạch trần công nghệ iPhone 1978 và 2013 với "màn hình 200 tệ xanh lét" tại Việt Nam

Cũng tại chợ Vinh Cơ (Móng Cái, Quảng Ninh), những chiếc iPhone đã bị làm giả trắng trợn, tinh vi với mức giá rẻ bất ngờ.

Tiếp nói loạt phóng sự "Táo Đắng hay Táo Ngọt", thâm nhập vào chợ Vinh Cơ (Móng Cái, Quảng Ninh), đội ngũ phóng viên của VTV đã khám hiện ra những công nghệ làm giả iPhone không thể ngờ được.


Theo ghi nhận của VTV, iPhone không chính ngạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có rất nhiều cửa hàng tại "chợ Táo" biên giới được gọi là hàng đóng mới, buộc thành các bó lớn, buộc dây chun, bán cho các khách buôn.

Đây hầu hết là những chiếc iPhone bị thay cả vỏ, và được dựng bằng cách phụ kiện khác, nghĩa là iPhone đã bị làm giả 100%. Loại này khác với hàng nguyên bản, nghĩa là hàng cũ được tút tát, mông má lại như mới để bán.


iPhone giả này tùy vào tìng trạng phải xử lý nhiều hay ít, công nghệ xử lý phức tạp hay đơn giản, mà nó được gọi tên theo các mã số khác nhau: 1978 và 2013. Theo một dân buôn tại Móng Cái: "Hàng 1978 là hàng dựng, có nghĩa là main cũng được dựng luôn, dựng hết rồi, nó chọc ngoái vào rồi."

Thần thánh nhất trong làng iPhone giả hiện nay chính là công nghệ câu dây đồng, iPhone được dựng lại sẽ bị thợ dùng dây đồng câu vào các linh kiện khác. Tất nhiên, các linh kiện bên trong máy cũng bị thay bởi những thành phẩm rẻ tiền hơn. "Bình thường màn hình nó 400 tệ, thì nó thay cái màn 200 tệ xanh lét".


Nghĩa là chỉ bằng một vài mẩu dây đồng, có thể tạo ra một chiếc iPhone giá rẻ, bằng một nửa những chiếc iPhone giả khác, thủ đoạn tinh vi này chỉ dân trong nghề mới biết được. Các sợi dây đồng được đấu, hàn sâu vào trong các bo mạch, sau đó được lắp lại vô cùng kín đáo với nắp lưng điện thoại có hình trái táo khuyết.

Sau khi đã dựng được một chiếc iPhone hoàn chỉnh, phải tạo số IMEI cho máy. Cách ổn nhất là tạo ra một dãy số bất kì, và đương nhiên, dãy số này không thể kiểm tra được trên trang chủ của Apple.

Nhưng tinh vi hơn là sử dụng IMEI của những chiếc iPhone đã hỏng, đã bỏ đi từ lâu.

Thậm chí, còn những công nghệ làm giả tinh vi để số IMEI trên thân máy trùng với vỏ hộp. Còn theo các chủ buôn tại Móng Cái, chủ yếu các loại iPhone dựng, iPhone đóng mới này đều được nhập từ Thẩm Quyến, Trung Quốc. Khách chỉ cần đặt trước một ít tiền là 2-3 ngày sau là có hàng. Tất nhiên, nó sẽ là loại được bọc ni-lon và dây chun thành từng bó.

Vậy trên thị trường di động Việt Nam hiện nay, có tất thảy bao nhiêu loại iPhone bị làm giả, làm nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả của chúng ra sao, câu trả lời sẽ có trong phóng sự tiếp theo của VTV.

Nguồn:VTV - Chuyendong24h
cr